Trao đổi qua Comments Facebook --- hoặc --- Chuyển qua Page trên Facebook
*
http://www.dailybientandelta.com/ +++ http://www.auto-vina.com/ +++
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN AUTO VINA . Hotline 0978.706.839 / 0973.751.553 Email: autovinaco@gmail.com
Địa chỉ: Thôn Hạ, Xã Đông Dư, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. PGD: Số nhà 7, dãy 5, tổ dân phố số 12, Phường Phúc La, Quận Hà Đông,TP. Hà Nội . Hotline 0978.706.839 / 0973.751.553 Email: autovinaco@gmail.com
  Trao đổi trực tuyến - Chia sẻ kiến thức - Hợp tác phát triển
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài liệu biến tần Delta. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài liệu biến tần Delta. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Tài liệu biến tần Delta VFD-B Series

TÀI LIỆU KỸ THUẬT | Tài liệu biến tần Delta | Bảng mã lỗi biến tần Delta | Biến tần Delta VFD-B Series

Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục biến tần Delta VFD-B Series

* Biến tần Delta VFD-B Series có chức năng tự nhận biết và chuẩn đoán lỗi để từ đó đưa ra các cảnh báo cho người sử dụng bằng cách hiển thị, tác động ngõ ra, dừng an toàn biến tần, ...
Khi có một sự cố được phát hiện, nếu biến tần vẫn trong tình trạng kiểm soát được, biến tần sẽ đưa ra cảnh báo hiển thị trên màn hình và lưu lại trong lịch sử lỗi. Có 4 lỗi gần nhất sẽ được lưu lại. Với từng loại sự cố, biến tần sẽ có từng chức năng bảo vệ tương ứng được kích hoạt.
Chú ý: Có những lỗi có thể reset bằng nút nhấn reset trên bàn phím.


Các lỗi thường gặp và hướng giải quyết


I. Lỗi quá dòng: 

         - Lỗi quá dòng do dòng điện ngõ ra của biến tần tăng quá ngưỡng cho phép.

   - Bảo vệ IGBT.

Hướng xử lý:
1. Kiểm tra lại công suất động cơ và biến tần. Lỗi có thể do công suất sử dụng của động cơ cao hơn biến tần.
2. Kiểm tra ngõ ra U-V-W tới động cơ có thể bị ngắn mạch.
3. Kiểm tra lại phần dây kết nối từ biến tần tới động cơ có thể bị ngắn mạch hoặc chạm đất.
4. Kiểm tra các điểm tiếp xúc điểm đấu dây, nối dây từ biến tần tới động cơ.
5. Kiểm tra thông số cài đặt thời gian tăng tốc, nếu quá ngắn cũng có khả năng xảy ra lỗi này.
6. Kiểm tra lại tải sử dụng phía sau động cơ. Nguyên nhân có thể do quán tính tải sử dụng lớn làm động cơ không chạy được hoặc kẹt động cơ.
7. Nếu tất cả các mục trên đều đạt yêu cầu nhưng biến tần vẫn xảy ra lỗi. Xin vui lòng liên hệ với bộ phận kỹ thuật để được tư vấn giải quyết.

Chú ý:
Lỗi occ xảy ra thường là do hư hỏng phần IGBT của biến tần. IGBT là phần công suất điều khiển trực tiếp ngõ ra điện áp cấp tới động cơ. Khi gặp lỗi này cần phải là chuyên viên kỹ thuật sửa chữa biến tần đo bằng thiết bị đo kiểm.

II. Lỗi quá áp:

 - Lỗi quá áp do biến tần đo được điện áp DC Bus lớn hơn giá trị cho phép.

Hướng xử lý:
1. Kiểm tra lại điện áp ngõ vào có nằm trong dải cho phép ghi trên biến tần.
2. Kiểm tra lại sự dao động điện áp ngõ vào có thời điểm nào vượt qua giới hạn cho phép của biến tần. Sự quá áp có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn khi điện áp dao động tới ngưỡng. Nếu không theo dõi có thể không phát hiện được.
3. Nguyên nhân có thể do năng lượng tái sinh từ phía động cơ quá lớn. 
- Nếu biến tần không dùng điện trở xả, cần phải tăng thời gian giảm tốc.
- Nếu sử dụng chức năng hãm, cần lắp thêm điện trở xả và kiểm tra lại dòng hãm, thời gian hãm.
- Nếu có gắn điện trở xả nhưng không cài chức năng hãm, cần kiểm tra lại điện trở có đảm bảo thông số về giá trị, công suất và yêu cầu kỹ thuật.

III. Lỗi quá nhiệt:
 - Cảnh báo nhiệt độ cao.

Hướng xử lý:
1. Kiểm tra lại nhiệt độ môi trường nơi đặt biến tần.
2. Kiểm tra lại hệ thống tản nhiệt, làm mát:
- Vệ sinh phần tản nhiệt.
- Kiểm tra lại quạt làm mát.
3. Kiểm tra lại không gian lắp đặt có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

IV. Lỗi quá nhiệt:
 - Cảnh báo điện áp DC Bus thấp hơn giá trị cho phép.

Hướng xử lý:
1. Kiểm tra lại điện áp ngõ vào có nằm trong dải cho phép ghi trên biến tần.
2. Kiểm tra hệ thống tải của động cơ có xảy ra quá trình biến động đột ngột.
3. Kiểm tra lại nguồn điện cấp cho biến tần có đảm bảo đủ 3 pha điện áp và cân bằng điện áp trong giới hạn cho phép.

IV. Lỗi quá tải:
 - Lỗi quá tải do biến tần đo được dòng ngõ ra động cơ lớn. Với biến tần Delta VFD-B, có khả năng chịu quá tải 150% dòng định mức trong thời gian dài nhất là 60 giây.

Hướng xử lý:
1. Kiểm tra sự quá tải của động cơ. Nếu động cơ không thể chạy với tải đó, cần thay thế động cơ có Momments lớn hơn.
2. Giảm mức bù Momment trong tham số Pr7-02. 
3. Thay thế biến tần có công suất lớn hơn nếu động cơ đã đạt mức tải.
4. Hiệu chỉnh tham số khởi động để tăng đặc tính tải.
-----------
Bài viết đang cập nhập ...


Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Tại sao phải dùng điện trở xả cho biến tần

Tại sao phải dùng điện trở xả cho biến tần ?

Thông thường khi chọn mua biến tần, quý khách hàng có thể sẽ được nghe nhân viên bộ phận tư vấn bán hàng Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina hỏi vể ứng dụng của quý khách và sẽ tư vấn dùng thêm điện trở xả cho biến tần.
Nếu quý khách chưa từng dùng qua điện trở xả, câu hỏi đặt ra có thể sẽ là : Tại sao phải dùng ? Dùng để làm gì ? Chi phí tăng thêm nhiều hay ít ?

Theo kinh nghiệm và những gì chúng tôi - phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina đã thực hiện giải pháp biến tần thì, với các ứng dụng cần thời gian tăng giảm tốc nhanh, quán tính tải lớn, chúng ta sẽ phải lắp thêm điện trở xả.
Chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tổng quát như sau:
- Về cấu tạo của động cơ điện, loại vẫn hay sử dụng là động cơ 3 pha không đồng bộ. Trong động cơ sẽ có các cuộn dây, khi cấp điện, cuộn dây sẽ sinh ra từ trường. Với dòng điện xoay chiều biến đổi liên tục sẽ sinh ra từ trường làm quay động cơ.
- Giả sử khi chúng ta đưa vào tần số F và điện áp V, nhưng vì lý do nào đó khiến tốc độ động cơ quay nhanh tương ứng với một tần số F1 > F, lúc này động cơ sẽ tương đương một máy phát điện. Từ trường trong động cơ + tốc độ thực lớn hơn sẽ biến động cơ trở thành máy phát đưa ngược điện áp về biến tần. Cách thức đưa điện áp ngược sẽ theo nguyên lý cấu tạo của IGBT:

Tài liệu biến tần, lắp đặt điện trở xả cho biến tần. Cung cấp biến tần, PLC, AC Servo, màn hình HMI
( Click để xem hình lớn )

Ngõ vào điện áp là R - S - T
Ngõ ra động cơ là U - V - W
Điện áp DC Bus là P và P1 - N và N1
Nhìn vào cấu tạo trên, nếu U-V-W có điện áp xoay chiều, mạch bảo vệ IGBT bằng Diode chống dòng ngược sẽ trở thành mạch chỉnh lưu đưa ngược điện áp DC về DC Bus khiến điện áp DC tích luỹ + với điện áp DC từ phần chỉnh lưu ngõ vào R - S - T ở P - N ( P sẽ nối với P1, N sẽ nối với N1 trong mạch điện ), khiến điện áp DC Bus tăng dần lên. Đến mức bảo vệ của biến tần, biến tần sẽ báo lỗi quá áp. Nếu điện áp này tăng nhanh đột ngột và vượt xa ngưỡng bảo vệ của biến tần, phần công suất của biến tần sẽ hư hỏng.
Vậy làm sao để giảm điện áp DC - Bus ?

Các bài viết được quan tâm nhiều nhất

Tab nội dung























Tài khoản Google

Tài khoản Facebook

Biến tần Delta :

       
                                     VFD-M Series                                     VFD-B Series
 
                                  VFD-EL Series                                     VFD-C2000 Series
 
VFD-E Series                                    VFD-F Series        
    
VFD-C200 Series                                      VFD-S Series
            
VFD-L Series                                VFD-CP2000 Series

dailybientandelta.com/ Page Rank PageRank Checker

Các bài viết mới

...

Các bình luận mới - người dùng Google

...