Trao đổi qua Comments Facebook --- hoặc --- Chuyển qua Page trên Facebook
*
http://www.dailybientandelta.com/ +++ http://www.auto-vina.com/ +++
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN AUTO VINA . Hotline 0978.706.839 / 0973.751.553 Email: autovinaco@gmail.com
Địa chỉ: Thôn Hạ, Xã Đông Dư, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. PGD: Số nhà 7, dãy 5, tổ dân phố số 12, Phường Phúc La, Quận Hà Đông,TP. Hà Nội . Hotline 0978.706.839 / 0973.751.553 Email: autovinaco@gmail.com
  Trao đổi trực tuyến - Chia sẻ kiến thức - Hợp tác phát triển
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lập trình PLC Delta. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lập trình PLC Delta. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Lập trình PLC Delta với module analog DVP06XA-S P2

TÀI LIỆU KỸ THUẬT | CÁCH lập trình kết nối PLC Delta với module analog DVP06XA-S và DVP06xa-s2
Hướng dẫn lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S DVP06XA-S2
Lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S DVP06XA-S2
Mở đầu :
    Ở bài viết trước, bộ phận kỹ thuật Công ty Auto Vina đã hướng dẫn chi tiết cách lập trình ghép nối PLC Delta với module ngõ vào / ngõ ra Analog DVP06XA-S.
https://www.dailybientandelta.com/2013/04/lap-trinh-plc-delta-voi-module-analog.html
Trong bài viết này, Auto Vina xin dựng lại thành clip hướng dẫn lập trình PLC Delta kết nối module DVP06XA-S hoặc DVP06XA-S2 đọc tín hiệu Analog từ đồng hồ nhiệt độ và quy đổi sang tín hiệu Digital, từ đó xuất ra tín hiệu Analog điều khiển biến tần Delta.

Cấu hình phần cứng sẽ thực hành :
    Trong nội dung clip và bài viết này, Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng và các bạn đoạn code chương trình cho PLC Delta thực hiện truy xuất module DVP06XA-S với các đề bài sau :
  • Đọc tín hiệu 4~20mA từ đồng hồ nhiệt độ về kênh CH1 với mode -20~20mA.
  • Quy đổi tín hiệu số thu được từ kênh CH1 nạp sang kênh ngõ ra CH5 ở chế độ 0~10V hiển thị lên đồng hồ đo Volt điện áp DC.
  • Viết logic điều khiển chương trình nạp giá trị số để chuyển đổi thành tín hiệu Analog xuất ra kênh CH6 0~10V đưa sang điều khiển biến tần Delta VFD-M thay đổi tần số từ 0~50Hz. :
    • Nhấn nhả X0 : nạp giá trị số = 0, ngõ ra analog = 0V. Tần số biến tần = 0Hz.
    • Nhấn giữ X0 1 giây : nạp giá trị số = 4000, ngõ ra analog = 10V. Tần số biến tần = 50Hz.
    • Nhấn nhả X1 : nạp giá trị số = 1000, ngõ ra analog = 2.5V. Tần số biến tần = 12.5Hz.
    • Nhấn nhả X2 : nạp giá trị số = 2000, ngõ ra analog = 5V. Tần số biến tần = 25Hz.
Hướng dẫn lập trình PLC Delta đọc tín hiệu analog và xuất tín hiệu điều khiển biến tần
Lập trình PLC Delta đọc tín hiệu analog từ đồng hồ và xuất tín hiệu điều khiển biến tần
Video clip thực hành :
Clip hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP10SX11R ghép nối module Analog DVP06XA-S, DVP06XA-S2 :


Ôn tập tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S :

1. Hình ảnh Module DVP06XA-S :
Module PLC Delta DVP06XA
2. Sơ đồ đấu nối :
Ngõ vào Analog :
Chú ý khi kết nối ngõ vào dòng điện, ngõ vào V+ và I+ phải nối chung với nhau.

Ngõ ra Analog :

3. Độ phân giải và thông số ngõ vào/ra :
Ngõ vào :
- Điện áp vào :
Giải điện áp vào : + - 10V
Giải giá trị số : + - 2000
Độ phân giải : 12bit, 1 đơn vị số tương ứng với 5mV ngõ vào
- Dòng điện vào :
Giải dòng điện vào : + - 20mA
Giải giá trị số : + - 1000
Độ phân giải : 11 bit, 1 đơn vị số tương ứng với 20uA

Ngõ ra :
- Điện áp ra :
Giải điện áp ra : 0 ~ 10V
Giải giá trị số : 0 ~ 4000
Độ phân giải : 12bit, 1 đơn vị số tương ứng với 2.5mV ngõ ra
- Dòng điện ra :
Giải dòng điện ra : 0 ~ 20mA
Giải giá trị số : 0 ~ 4000
Độ phân giải : 11 bit, 1 đơn vị số tương ứng với 5uA

4. Địa chỉ thanh ghi kết nối :
Ngoài các thanh ghi lưu trữ code thể hiện loại Module, địa chỉ và giao thức truyền thông là các thanh ghi về chế độ Analog, giá trị số ngõ vào và ra, số lượng mẫu, ...
Ở đây chúng ta thực hiện ghép nối trực tiếp PLC và Module nên chỉ cần quan tâm tới thanh ghi về giá trị điều khiển Analog, cụ thể như sau :
a. Thanh ghi số 1: 
Chứa giá trị tương ứng với việc thiết lập chế độ (Mode) ngõ vào và ngõ ra Analog, gồm 16 bit :
Bit 15 - Bit 14 - Bit 13  - Bit 12 - Bit 11 - Bit 10 - Bit 9 - Bit 8 - Bit 7 - Bit 6 - Bit 5 - Bit 4 - Bit 3 - Bit 2 - Bit 1 Bit 0

Cài đặt chế độ ngõ vào: (CH1~CH4) 
Mode 0: chế độ điện áp (-10V~+10V).
Mode 1: chế độ điện áp (-6V~+10V). 
Mode 2: chế độ dòng điện (-12mA~+20mA). 
Mode 3: chế độ dòng điện (-20mA~+20mA). 
Mode 4: không sử dụng. 
Cài đặt chế độ ngõ ra: (CH5~CH6) 
Mode 0: chế độ điện áp (0V~10V).  
Mode 1: chế độ điện áp (2V~10V). 
Mode 2: chế độ dòng điện (4mA~20mA). 
Mode 3: chế độ dòng điện (0mA~20mA). 
Trong đó :
b11~b0 dùng để cài đặt chế độ làm việc cho 4 ngõ vào tín hiệu Analog (AD): CH1~CH4
b12~b15 dùng để cài đặt chế độ làm việc cho 2 ngõ ra tín hiệu Analog (DA): CH5~CH6

Mỗi kênh có bốn chế độ có thể được thiết lập riêng . Ví dụ: nếu cài đặt CH1 ở mode 0 (b2~b0=000), 
CH2 ở mode 1(b5~b3=001), CH3: mode 2 (b8~b6=010), CH4: mode 3(b11~b9=011), b0~b11 
cần phải nạp giá trị là H688. Nếu cài đặt CH5: mode 2 (b13~b12=10), CH6: mode 1 (b15~b14=01), 
b12~b15 cần nạp giá trị là H5. Mặc định thiết bị là H0000. 

Chú ý, các bit tính theo hệ nhị phân ( cơ số 2 ) và quy đổi thành hệ Thập lục phân - Hexa ( cơ số 16 ). Ký hiệu chữ H là chỉ số ở hệ Hexa, chữ K là hệ thập phân ( hệ cơ số 10 ). 

b. Thanh ghi số 6, 7, 8, 9: 
Hiển thị giá trị trung bình của ngõ vào Analog CH 1 ~ CH 4
Đây là các thanh ghi dùng để lấy trực tiếp các giá trị số đã quy đổi từ ngõ vào Analog và đã được xử lý lấy mẫu và chia giá trị trung bình.
c. Thanh ghi số 10, 11: 
Thanh ghi dùng để nạp giá trị số cho ngõ ra CH5 ~ CH6, phạm vi thiết lập là K0 ~ K4000. Mặc định là K0.

Ứng với giá trị số nạp vào, ngõ ra sẽ có mức tín hiệu Analog tương ứng theo chế độ đã cài đặt ở thanh ghi 1.

d. Thanh ghi số 18, 19, 20, 21: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ lệch tín hiệu ngõ vào CH1 ~ CH4. Thiết lập mặc định ban đầu là K0.
Điện áp: phạm vi thiết lập là K-1000 ~ K1000
Dòng điện: phạm vi thiết lập là K-1000 ~ K1000
e. Thanh ghi số 22, 23: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ lệch tín hiệu ngõ vào CH5 ~ CH6. Thiết lập mặc định ban đầu là K0.
Phạm vi thiết lập là K-2000 ~ K2000
f. Thanh ghi số 24, 25, 26, 27: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ khuếch đại tín hiệu ngõ vào CH1 ~ CH4. Thiết lập mặc định ban đầu là K1000.
Điện áp: phạm vi thiết lập là K-800 ~ K4000
Dòng điện: phạm vi thiết lập là K-800 ~ K2600
g. Thanh ghi số 28, 29: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ khuếch đại tín hiệu ngõ vào CH5 ~ CH6. Thiết lập mặc định ban đầu là K2000.
Phạm vi thiết lập là K-1600 ~ K8000

Chú ý
Các thanh ghi ở mục d,e,f,g dùng để hiệu chỉnh lại đường đặc tính ngõ vào ra. Hay chính là thiết lập lại dải tín hiệu Analog ngõ vào ra.

Ví dụ về Gain và Offset ( độ khuếch đại và độ lệch ):
- Giả sử ở chế độ Mode 0 của ngõ vào :
Theo mục a về thanh ghi số 1, ta có dải tín hiệu ngõ vào Mode 0 sẽ là :
-10V ~ +10V <=> K-2000 ~ K2000
=> Đường đặc tính tín hiệu ngõ vào là đường thẳng từ đi qua các điểm : ( -10;-2000 ),  ( 10;2000 ). 
=> Giá trị số = K200 * giá trị điện áp ngõ vào
          Y=200*X
Từ đó ta có đường đặc tính theo đồ thị hàm số trên, điểm Offset là điểm giao nhau giữa đường đặc tính và trục điện áp X, điểm Gain là điểm có giá trị số Y = K1000
=> Offset (0;0), Gain ( 5;1000)
- Ngược lại để có chế độ Mode 1: chế độ điện áp (-6V~+10V). Đường đặc tính tín hiệu ngõ vào là đường thẳng từ đi qua các điểm : (-6;-2000) , ( 10;2000).
=> Giá trị số = K250 * giá trị điện áp ngõ vào - K500
          Y=250*X - 500

Từ đó ta có đường đặc tính theo đồ thị hàm số và cũng tính điểm Offset là điểm giao nhau giữa đường đặc tính và trục điện áp X, điểm Gain là điểm có giá trị số Y = K1000
=> Offset (2;0), Gain ( 6;1000)
Tương tự với ngõ ra dòng điện, ta có đồ thị như hình bên dưới:

=> Với mỗi một dải tín hiệu Analog thực tế nào đó nằm trong giới hạn cho phép của kênh Analog trên Module, chúng ta đều có thể điều chính tương ứng với 2 mức giá trị số của Module.

5. Cách ghép nối vật lý và định địa chỉ Module : 
- Đối với PLC Delta, các modul I/O thông thường sẽ ghép nối mà không cần bất kỳ thiết lập nào.
- Các Module đặc biệt như Module Analog sẽ được tự động hoàn toàn định địa chỉ theo thứ tự gần với PLC nhất. Và tính từ K0 ~ K7. Chi tiết xem hình dưới đây :


Trong hình có sử dụng CPU DVP10SX và Module DVP-06XA, DVP-04AD
Theo thứ tự ta có: địa chỉ của Module DVP-06XA là 0, địa chỉ của Module DVP-04AD là 1.
Tối đa có thể lên tới 8 Module.

6. Cấu trúc lệnh kết nối dữ liệu tới địa chỉ thanh ghi của Module : 
a. Lệnh viết dữ liệu : TO
- Cấu trúc lệnh:
                         | TO |  m1 | m2 | S | n |
Trong đó : 
+ TO là tên lệnh
+ m1 là địa chỉ của Module theo thứ tự như mục số 5 đã nêu trên.
+ m2 là địa chỉ của thanh ghi cần kết nối tới, hay chính là chỉ số thanh ghi ở mục 4 đã nêu trên.
+ S là dữ liệu để viết vào thanh ghi. S có thể là hằng số hoặc dữ liệu dạng thanh ghi data trong PLC.
+ n là số thanh ghi được viết trong lệnh, tính từ địa chỉ m2.

- Cách viết lệnh: 
Trong cửa sổ lập trình, gõ trực tiếp câu lệnh theo cấu trúc trên. Xem ví dụ dưới đây :

- Ví dụ thực hiện lệnh TO để thiết lập chế độ ngõ vào / ra cho các kênh Analog :
Giả sử Module DVP06-XA được kết nối vào vị trí 0 như trên mục số 5, và chúng ta muốn thiết lập chế độ ngõ vào điện áp +-10V và chế độ ngõ ra dòng điện 0~20mA cho tất cả các kênh ngõ vào/ ra, ta có giá trị các bit như sau:
b15~b0 = 00 00 011 011 011 011 011 = H6DB
Và câu lệnh sẽ là :
                           | TO |  K0  | K1 | H6DB | K1 |


Kết quả :


Sau khi PLC RUN, bit M1002 sẽ ON và nạp giá trị H6DB xuống thanh ghi chế độ Analog cho Module. Và việc thiết lập này chỉ cần thực hiện 1 lần duy nhất trong chương trình PLC trước khi sử dụng các công việc liên quan đến Analog.


b. Lệnh đọc dữ liệu : FROM
- Cấu trúc lệnh:
                         | FROM |  m1 | m2 | D | n |
Trong đó : 
+ FROM là tên lệnh
+ m1 là địa chỉ của Module theo thứ tự như mục số 5 đã nêu trên.
+ m2 là địa chỉ của thanh ghi cần kết nối tới, hay chính là chỉ số thanh ghi ở mục 4 đã nêu trên.
+ D là dữ liệu lưu kết quả giá trị sau khi đọc từ Module lên. D là các dạng dữ liệu kiểu thanh ghi trong PLC.
+ n là số thanh ghi sẽ đọc lên trong lệnh, tính từ địa chỉ m2.
- Cách viết lệnh: 
Trong cửa sổ lập trình, gõ trực tiếp câu lệnh theo cấu trúc trên. Xem ví dụ dưới đây :

- Ví dụ thực hiện lệnh FROM để đọc giá trị các kênh kênh Analog ngõ vào :
Chúng ta vẫn giả sử theo ví dụ trên là Module DVP06-XA được kết nối vào vị trí 0 như trên mục số 5. Địa chỉ các thanh ghi lưu giá trị số sau khi biến đổi giá trị từ tín hiệu Analog ngõ vào và được xử lý tính toán trung bình là : thanh ghi 6, 7, 8, 9. Chi tiết địa chỉ thanh ghi, lập trình viên coi lại mục số 4 ở trên hoặc xem trong tài liệu đi kèm thiết bị.
Để đơn giản, chúng ta xem ví dụ đọc từng thanh ghi 1, với thanh ghi số 6 ta sẽ viết câu lệnh sau :


Trong đó, D150 là thanh ghi Data trên PLC được chọn làm nơi lưu kết quả của thanh ghi số 6 dưới Module Analog.
Làm tương tự với các thanh ghi còn lại, ta có đoạn chương trình đọc dữ liệu từ Module như sau :

Bit M1000 là bit trạng thái Run của PLC, khi PLC có lệnh RUN, các lệnh trên sẽ được thực hiện liên tục theo chu kỳ xử lý lệnh của PLC, kết quả sẽ được lưu vào các thanh ghi trong câu lệnh : 
CH1 => D150, CH2 => D152, CH3 => D154, CH4 => D156

Như vậy, chúng ta đã có thể truyền và nhận dữ liệu từ Module Analog, bây giờ các dữ liện đã có trên bộ nhớ của PLC, việc còn lại là xử lý tín hiệu và đưa ra kết quả cho các đoạn chương trình điều khiển thực hiện.

Cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm Website của Auto Vina !
Xin chào và hẹn gặp lại quý khách !

Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh
Xuất bản ngày 06/01/2020

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Lập trình Modbus RS485 PLC Delta với biến tần VFD-M

TÀI LIỆU KỸ THUẬT | lập trình PLC DELTA TRUYỀN THÔNG MODBUS RS485 VỚI BIẾN TẦN DELTA
Hướng dẫn lập trình PLC Delta truyền thông Modbus điều khiển biến tần Delta qua đường truyền RS485. Tài liệu lập trình PLC Delta DVP32ES200T điều khiển biến tần Delta VFD015M21A qua cổng truyền thông RS485 giao thức Modbus. Modbus RS485 PLC Delta. Cách lập trình điều khiển biến tần Delta qua cổng truyền thông RS485. Trọn bộ demo, ví dụ hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP32ES200T, ví dụ lập trình HMI Delta DOP-B10S411 kết nối biến tần Delta VFD-M Series.
Tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP32ES200T điều khiển biến tần qua truyền thông Modbus RS485
Lập trình PLC Delta DVP32ES200T truyền thông RS485 với biến tần Delta VFD015M21A
MỞ ĐẦU :
  • Ứng dụng điều khiển biến tần bằng PLC theo phòng kỹ thuật Công ty Auto Vina gặp nhiều trong thực tế với các phương pháp như :
    • Điều khiển trực tiếp chạy dừng biến tần, thay đổi tốc độ, lựa chọn tần số bằng tín hiệu số ON / OFF từ ngõ ra của PLC.
    • Điều khiển thay đổi tốc độ, đảo chiều bằng tín hiệu Analog từ module xuất tín hiệu Analog của PLC. Phương pháp này phòng kỹ thuật Công ty Auto Vina đã thực hiện bài viết hướng dẫn tại link : Lập trình PLC Delta DVP10SX11R xuất tín hiệu Analog điều khiển biến tần Delta VFD-M
    • Điều khiển thông qua kết nối mạng truyền thông : CANopen, Modbus, ...
  • Ứng dụng điều khiển biến tần Delta thông qua cổng truyền thông RS485 giao thức Modbus từ PLC Delta là một trong các ứng dụng được kỹ thuật viên Auto Vina thực hiện trong nhiều dây chuyền máy tự động hóa như : hệ điều khiển đồng tốc biến tần xeo giấy, điều khiển biến tần trong máy đóng gói, điều khiển biến tần ổn định áp suất nước có giám sát từ xa qua truyền thông RS485, ...
  • Để thuận tiện cho các bạn kỹ thuật viên mới làm quen ứng dụng điều khiển biến tần qua mạng truyền thông RS485 giao thức Modbus và dành tặng quý khách hàng tham khảo, phòng kỹ thuật Công ty Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng và các bạn bài viết và video hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP32ES200T điều khiển thay đổi tần số cài đặt, điều khiển chạy dừng biến tần VFD015M21A qua cổng truyền thông RS485. Ngoài ra chúng ta sẽ lập trình màn hình HMI Delta để truyền lệnh xuống PLC và hiển thị tần số thực của biến tần.
VẬT TƯ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN :

1. Bộ điều khiển lập trình PLC Delta :
  • Sử dụng PLC Delta DVP32ES200T hoặc các sản phẩm khác trong Series DVP-ES2 :
  • Link chi tiết về sản phầm : PLC Delta DVP32ES200T
  • Chung ta cũng có thể thay bằng các PLC đơn giản hơn như DVP14SS211T, DVP14SS211R, ...
2. Biến tần Delta VFD-M :
  • Sử dụng biến tần VFD015M21A công suất 1.5kW, nguồn 1P 220V.
  • Link chi tiết về sản phẩm biến tần Delta : VFD-M Series hoặc VFD007M21A
3. Màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-B10S411 :
4. Phụ kiện kết nối và nguồn 24VDC :
  • Nguồn 24V DC dùng để cấp cho màn hình HMI Delta.
  • Cable lập trình PLC, cable lập trình màn hình HMI : Cable USB-ACAB2A30, cable HMI. Quý khách hàng và các bạn có thể liên hệ bộ phận kinh doanh của Auto Vina để có mức giá hỗ trợ rẻ nhất với các loại Cable kết nối, cable lập trình PLC, cable lập trình HMI.
  • Cable kết nối RS485 giữa PLC và biến tần Delta thông qua rắc RJ11.
  • Cable kết nối RS485 giữa màn hình Delta và PLC Delta.
TÀI LIỆU VÀ KIẾN THỨC LIÊN QUAN :
1. Sơ đồ đấu nối tín hiệu truyền thông RS485 giữa PLC Delta, màn hình HMI Delta, biến tần Delta :
  • Do có nhiều người là nhân viên các đơn vị cạnh tranh sản phẩm không lành mạnh thường copy trộm bài viết thuộc sở hữu của Auto Vina để đăng lên website riêng nên mọi hình ảnh được che bằng Logo thương hiệu của công ty Auto Vina.
  • Quý khách hàng cần tham khảo chi tiết rõ hơn có thể xem và ủng hộ Clip trên kênh Youtube của Auto Vina hoặc liên hệ bộ phận hỗ trợ kỹ thuật để nhận được thông tin cụ thể hơn. 
  • Cảm ơn quý khách hàng đã ủng hộ Auto Vina, rất mong quý khách thông cảm về sự bất tiện này.
  • Dưới đây là sơ đồ đấu nối tự hàn cable kết nối giữa màn hình Delta DOP-B10S411 với PLC Delta DVP32ES200T và biến tần Delta VFD-M Series :
Sơ đồ hàn cable kết nối RS485 giữa PLC Delta DVP32ES200T, biến tần Delta VFD-M và màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-B10S411
Sơ đồ hàn cable kết nối RS485 giữa PLC Delta, biến tần Delta và màn hình cảm ứng HMI Delta
2. Lệnh lập trình PLC Delta truyền thông Modbus RS485 với biến tần Delta và các thiết bị hỗ trợ cổng RS485 truyền thông giao thức Modbus :
  • Để hiểu hơn về mạng truyền thông công nghiệp với giao thức Modbus quý khách hàng và các bạn kỹ thuật có thể tham khảo tài bài viết : Mạng truyền thông Modbus
  • Lệnh lập trình truyền thông Modbus trong PLC Delta thường sử dụng các lệnh hỗ trợ sẵn cấu hình giao thức như : Read Modbus data MODRD, Write Modbus Data MODWR, MODBUS Read/ Write MODRW.
  • Trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng 2 lệnh sau :
Cấu trúc lệnh đọc, nhận dữ liệu qua truyền thông Modbus RS485 PLC Delta : MODRD S1 S2 n
Lệnh truyền thông đọc, nhận dữ liệu qua cổng RS485 Modbus Modrd của PLC Delta
Lệnh truyền thông đọc, nhận dữ liệu qua cổng RS485 của PLC Delta
Cấu trúc lệnh truyền, gửi dữ liệu qua truyền thông Modbus RS485 PLC Delta : MODWR S1 S2 n
Lệnh truyền thông truyền, gửi dữ liệu qua cổng RS485 Modbus Modwr của PLC Delta
Lệnh truyền thông truyền, gửi dữ liệu qua cổng RS485 của PLC Delta
3. Các tham số cài đặt cho biến tần VFD-M :
  • Chọn chế độ điều khiển tần số qua truyền thông RS485
  • Chọn chế độ chạy dừng qua cổng truyền thông RS485
  • Thiết lập địa chỉ truyền thông, cấu hình truyền thông.
Chi tiết quý khách hàng và các bạn xem tại clip thực hiện bên dưới.

4. Hướng dẫn lập trình PLC Delta điều khiển biến tần Delta qua cổng truyền thông RS485 COM2 :
  • Thiết lập địa chỉ truyền thông, cầu hình giao thức truyền thông Modbus RS485 COM2 cho PLC DVP32ES200T.
  • Viết thuật toán logic cho quá trình chạy thuận, chạy ngược của biến tần.
  • Tạo hàm quét lệnh truyền thông Modbus theo một trong các cách sau :
    • Dùng Timer để truy xuất lần lượt các lệnh truyền thông theo từng khoảng thời gian và lập lại chu kỳ lệnh khi quét hết 1 vòng lệnh.
    • Dùng bộ đếm Counter kết hợp Timer để thực hiện lần lượt các lệnh.
    • Dùng cờ báo trạng thái truyền thông kết hợp bộ đếm để khởi tạo lần lượt lệnh truyền thông.
  • Gửi yêu cầu truyền thông và viết lệnh truyền thông cho từng yêu cầu :
    • Nạp tần số cài đặt cho biến tần.
    • Nạp lệnh chạy dừng, đảo chiều cho biến tần.
    • Đọc tần số thực của biến tần đang xuất ra tại ngõ ra động cơ.
  • Hoàn tất quá trình nhận dữ liệu và kiểm soát cờ báo truyền thông thành công.
Chi tiết quý khách hàng và các bạn xem tại clip thực hiện bên dưới.

5. Hướng dẫn lập trình HMI Delta thực hiện nhấn chạy thuận, chạy ngược, cài đặt và hiển thị tần số của biến tần Delta :
  • Khởi tạo chương trình mới cho màn hình HMI Delta DOP-B10S411
  • Tạo 2 nút nhấn tự giữ để thực hiện chạy thuận và chạy ngược gửi xuống PLC Delta xử lý và truyền thông ra biến tần.
  • Tạo vùng nhớ cài đặt tần số biến tần để gửi xuống PLC, PLC sẽ nạp qua truyền thông RS485 xuống biến tần Delta.
  • Tạo vùng nhớ hiển thị tần số thực của biến tần lấy dữ liệu từ PLC hiển thị ra màn hình để theo dõi và giám sát.
Toàn bộ nội dung chi tiết quý khách hàng và các bạn xem tại clip thực hiện bên dưới.

6. Clip hướng dẫn lập trình PLC Delta thực hiện truyền thông RS485 giao thức Modbus điều khiển biến tần Delta chạy dừng, thay đổi tần số cài đặt, đọc dữ liệu tần số thực trong biến tần :


Trên đây là toàn bộ nội dung và clip hướng dẫn lập trình PLC Delta truyền thông Modbus RS485 với biến tần Delta, lập trình HMI Delta hiển thị tần số biến tần và tạo nút nhấn chạy dừng biến tần trên màn hình cảm ứng. Bài viết do Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina tự soạn thảo và thực hiện.
Vui lòng không copy nội dung để đăng tải với mục đích quảng cáo riêng. Cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm Website.
( Xuất bản 13.02.2019 )

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Lập trình PLC Delta đọc tín hiệu Analog từ Module DVP04AD-S

TÀI LIỆU KỸ THUẬT | CÁCH lập trình kết nối PLC Delta DVP14SS211T với module analog DVP04AD-S
Tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP14SS2 kết nối module analog input DVP04AD-S
Lập trình PLC Delta DVP14SS2 kết nối module analog input DVP04AD-S
Mở đầu :
  • Tín hiệu Analog là tín hiệu dòng điện hoặc điện áp tuyến tính thường có trong kỹ thuật đo lường từ các cảm biến áp suất dầu thủy lực, cảm biến áp suất nước, cảm biến lưu lượng nước, cảm biến mức chất lỏng, cảm biến siêu âm, ...
  • Tín hiệu analog có nhiều dải đo thường được sử dụng trong công nghiệp như : -20mA ~ 20mA, 4~20mA, 0~20mA, 0~1A, -10~+10V, 0~10V DC, ...
  • Các tín hiệu analog có thể đưa về đồng hồ đo và hiển thị số hoặc đưa về các module analog của PLC để biến đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số, từ đó lập trình viên có thể quy đổi thành tín hiệu hiển thị cho người vận hành theo dõi hoặc để lập trình PLC điều khiển hệ thống tự động.
  • Với sự cần thiết không thể thiếu tín hiệu analog trong ngành tự động hóa công nghiệp, hãng Delta Electronics của Đài Loan cũng sản xuất nhiều loại Module analog cho PLC Delta đáp ứng các loại tín hiệu analog nêu trên như DVP06XA-S, DVP04AD-S, DVP04AD-S2, DVP04DA-S, DVP04AD-H, DVP04AD-H2, DVP06AD-H, DVP06XA-E2, DVP02DA-S, DVP04PT-S, DVP04PT-H2, DVP04TC-S, DVP04TC-H, DVP02LC-SL, DVP04AD-SL, ...
Lập trình PLC Delta sử dụng lệnh kết ghép nối Module analog DVP04AD-S :
1. Hình ảnh Module DVP04AD-S :
Đại lý bán module analog PLC Delta DVP04AD-S 4 ngõ vào analog
Module analog PLC Delta DVP04AD-S
Thông tin về thiết bị, quý khách hàng và các bạn có thể tham khảo thêm tại link :
Module Analog Input dùng cho PLC Delta DVP04AD-S
2. Sơ đồ đấu nối tín hiệu analog :
Ngõ vào Analog :
Sơ đồ đấu nối tín hiệu analog cho module DVP04AD-S, tài liệu hướng dẫn đấu nối tín hiệu module analog PLC Delta
Sơ đồ đấu nối tín hiệu analog cho module DVP04AD-S
Chú ý khi kết nối ngõ vào dòng điện, ngõ vào V+ và I+ phải nối chung với nhau.
3. Độ phân giải và thông số ngõ vào :

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Lập trình Microsoft Visual C PLC Delta

TÀI LIỆU LẬP TRÌNH PLC DELTA | Lập trình Microsoft Visual C# kết nối PLC DELTA

Đại lý bán PLC Delta DVP14SS211R
PLC Delta DVP14SS211R
Ở bài viết này mình sẽ đăng tải clip và thông tin sơ bộ về việc thực hiện lập trình phần mềm Microsoft Visual C# kết nối điều khiển PLC Delta bằng máy tính.

1. Về cấu hình kết nối :
  • Lựa chọn cổng kết nối : RS232.
  • Giao thức và thông số đường truyền : 
    • Communication Protocol ASCII mode.
    • Tốc độ : 9600 (Baud rate).
    • Khung truyền dữ liệu : 7 (Data length), EVEN (Parity), 1 Stop bit
  • Địa chỉ - PLC Address : 1.
2. Máy tính phải gửi gì cho PLC để thực hiện ON / OFF các ngõ ra của PLC :

Cấu hình một khung truyền lệnh xuống PLC Delta :

STX
Start character ‘:’3AH
ADR 1
Communication address:
ADR 0
  8-bit address consists of 2 ASCII codes
CMD 1
Command code:
CMD 0
  8-bit command consists of 2 ASCII codes
DATA0
Contents of data:
DATA1
  n´8-bit data consist of 2n ASCII codes.
……….
  n£37, maximum of 74 ASCII codes
DATAn-1

LRC CHK 1
LRC check sum:
LRC CHK 0
  8-bit check sum consists of 2 ASCII codes
END 1
End character:
END 0
END 1 = CR0DH),END 0 = LF0AH

3. Các vấn đề liên quan trong khung truyền trong mục số 2:
Theo bảng trên chúng ta cần có :
  • Ký tự bắt đầu = " : ".
  • Địa chỉ của PLC = " 01 ".
  • Mã lênh : Command Code : = " 05 ", dùng để SET ON / OFF ngõ ra Y.
  • Địa chỉ của ngõ ra cần điều khiển : Y0 ~ Y377 tương ứng với địa chỉ từ 0500~05FF.
  • Nội dung cần điều khiển :
    • FF00 : lênh SET ON.
    • 0000 : lệnh RESET - OFF.
  • Mã kiểm tra lỗi của chuỗi dữ liệu : Error Check ( LRC ).
Ví dụ với việc điều khiển ON ngõ ra Y0 của PLC Delta :
  • PC gửi xuống PLC  “:01 05 05 00 FF 00 F6 CR LF”.
  • PLC trả lời xác nhận lại với PC  “:01 05 05 00 FF 00 F6 CR LF”.
Dưới đây là clip quá trình thực hiện chạy thử chương trình thực thi sau khi biên soạn code Microsoft Visual C# kết nối điều khiển ngõ ra PLC Delta cho các ngõ ra Y0~Y5 của PLC DVP14SS2 và 48 ngõ ra của module 8 ngõ ra DVP08SN11R / DVP08SN11T hoặc module 8 vào / 8 ra DVP16SP11R / DVP16SP11T :
Lưu ý : 
Clip dùng màn hình cảm ứng HMI Delta 7 inch để tiện theo dõi trạng thái qua cổng kết nối RS485 với PLC thay vì phải gắn đủ hết các module ngõ ra.
Trong clip đang sử dụng PLC DVP10SX cùng mã lệnh với DVP14SS2.


©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
Xuất bản ngày 26/09/2017.
Bài viết do tác giả tự biên soạn. Quý khách hàng và các bạn vui lòng tìm hiểu thêm trong tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp khi mua hàng.
Cảm ơn quý khách đã ghé thăm Website !

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Sử dụng thời gian thực RTC trong PLC Delta

TÀI LIỆU lập trình plc delta | sử dụng THỜI GIAN THỰC RTC trong plc delta

1. Giới thiệu về thời gian thực của PLC : 
  • RTC - Real-time clock là từ viết tắt tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin, điện - điện tử. Từ này có nghĩa là đồng hồ thời gian thực. Phân biệt với Real-Time control và Real-time computing.
  • Trong PLC Delta và nhiều hãng khác trên thị trường sẽ có các dòng sản phẩm PLC được tích hợp đồng hồ thời gian thực. 
  • Đồng hồ thời gian thực được dùng để tiếp tục đếm thời gian khi PLC đã mất nguồn cấp chính.
  • Đồng hồ thời gian thực sẽ lưu trữ và đếm thời gian như một đồng hồ lịch về ngày, tháng, năm, tuần, giờ, phút, giây.
2. Tại sao PLC lại chạy được đồng hồ thời gian khi mất điện nguồn :

Theo Phòng kỹ thuật Công ty Auto Vina đã nhiều năm sử dụng PLC thì :
  • Hầu hết các loại PLC có tính năng đồng hồ thời gian thực đều được trang bị pin - battery nuôi nguồn 3V hoặc 3.6V.
  • Pin này có thể là pin sạc, có khả năng nạp điện và tích trữ liên tục, điện áp 3V, dạng pin cúc áo như các dòng PLC Delta DVP28SV11T  ( DVP-SV và DVP-SV2 series ).
  • Hoặc các loại Pin lithium 3.6V - LISUN ER14250,  KTS ER14250 không có khả năng nạp điện như pin - battery của các dòng PLC Delta DVP-EH EH2 EH3, DVP10SX11R, DVP12SC11T, ...
  • Một số loại đặc biệt được trang bị tụ điện có chức năng tương đương Pin - battery với dung lượng - điện dung 0.47Fara, 5.5V. Tụ này sẽ lưu trữ nguồn khi mất điện và sẽ nạp đầy nhanh chóng khi có điện. Loại này có trong PLC Delta DVP20SX211T / DVP20SX211R.
3. Ứng dụng của đồng hồ thời gian thực trong PLC :
  • Đồng hồ thời gian thực đã có nghĩa ngay ở trong cái tên của nó. Chúng ta có thể sử dụng để hiển thị lịch đồng hồ, đồng bộ với hệ thống. Ngoài việc theo dõi ngày giờ, chúng ta có thể viết lệnh ghi chép lại thời điểm chạy dừng máy, thời điểm xuất hiện lỗi.
  • Ngoài ra có thể ứng dụng trong các bài toán cần bật tắt thiết bị theo lịch trình như bật tắt đèn theo ngày giờ, bật tắt bơm nước luân phiên.
  • Một số ứng dụng có thể dùng để đếm thời gian vận hành máy một cách chính xác. Lập trình viên cũng có thể lập trình ngày giờ dừng máy theo lịch trình chạy thử trước khi đưa vào vận hành chính thức hoặc giới hạn ngày chạy máy bằng PLC để kiếm soát tiến độ thanh toán trong các đơn hàng dự án đặc biệt.
Sau đây bộ phận kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina xin giới thiệu đến quý khách hàng và các bạn lệnh truy xuất đồng hồ thời gian thực trong PLC Delta :

4. Cấu trúc lệnh đọc đồng hồ thời gian thực trong PLC Delta - có thể áp dụng trong PLC Mitsubishi :
Hướng dẫn lập trình lệnh đọc thời gian thực trong PLC Delta DVP20SX211R
Cấu trúc lệnh đọc thời gian trong PLC Delta
Ví dụ ta có thể viết lệnh " TRD D0 "  hoặc " TRDP D0 " .
TRD là tên lệnh, D0 là thanh ghi được lựa chọn để lưu dữ liệu thời gian đọc từ PLC ra.
Lệnh TRD có thể ứng dụng trên các dòng PLC DVP-ES2, DVP-EX2, DVP-SS2, DVP-SA2, DVP-SE, DVP-SX2.

5. Ví dụ lập trình lệnh TRD trong DVP20SX211R PLC Delta :
Hình ảnh PLC DVP20SX211R - loại PLC có tụ tích điện chạy thời gian thực :
Hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP20SX211R, đọc thời gian thực trong PLC Delta DVP-SX2
PLC Delta DVP20SX211R
Chúng ta sẽ soạn chương trình bằng phần mềm WPLSoft cho PLC Delta như sau :
Hướng dẫn lập trình Lệnh RTD - đọc thời gian thực trong PLC Delta
Lệnh RTD - đọc thời gian thực trong PLC Delta
Với câu lệnh trên, khi thực thi, các giá trị thời gian sẽ lần lượt được lưu ra các thanh ghi tương ứng tính từ D120 được sử dụng, kết quả như sau :
D120 Year - Năm dương lịch.
D121 Week - Tuần
D122 Month - tháng
D123 Day - ngày
D124 Hour - giờ
D125 Minute - phút
D126 Second - giây

Để thuận tiện theo dõi kết quả này, chúng ta sẽ viết thêm một số lệnh Mov giá trị qua thanh ghi khác như anh em kỹ thuật Công ty Auto Vina thực hiện dưới đây :
Hướng dẫn lập trình sử dụng lệnh MOV - di chuyển, nạp dữ liệu thanh ghi trong PLC Delta
Lệnh MOV - di chuyển, nạp dữ liệu thanh ghi trong PLC Delta
Biên dịch chương trình và kiểm tra kết nối với PLC DVP20SX211R :
Vào Options >> Communication Setting >> chọn COM Port >> chọn Default >> Chọn Auto-detect :
Hướng dẫn lập trình PLC Delta Auto-detect PLC - kết nối PLC Delta với máy tính
Auto-detect PLC - kết nối PLC Delta với máy tính
Nạp chương trình, đồng thời nạp đồng bộ lại thời gian của PLC và máy tính, phòng trường hợp thời gian trong PLC đang sai lệch :
Hướng dẫn lập trình, nạp chương trình và đồng bộ đồng hồ thời gian trong PLC DVP20SX211R
Nạp chương trình và đồng bộ đồng hồ thời gian trong PLC
Online chương trình PLC với máy tính để kiểm tra giá trị thời gian trong PLC :
Mô phỏng Online chương trình PLC Delta DVP20SX211R với máy tính
Mô phỏng Online chương trình PLC Delta với máy tính
Như vậy chúng ta đã hoàn thành việc truy xuất giá trị đồng hồ thời gian và lịch trong PLC Delta DVP20SX211R, việc còn lại là sử dụng thanh ghi để so sánh, kiểm tra thời gian hoặc cho hiển thị lên màn hình cảm ứng HMI.

Cảm ơn quý khách hàng đã ghé thăm Website Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina - chúng tôi là đơn vị nhập khẩu và phân phối các sản phẩm tự động hóa hãng Delta Electronics như : bộ điều khiển lập trình PLC Delta, Màn hình cảm ứng HMI Delta, bộ biến tần Delta, bộ điều khiển AC Servo và Motor Servo Delta.
Auto Vina Rất mong nhận được sự ủng hộ của quý khách hàng !

Thanks & Best regards,             
Nguyễn Bá Quỳnh - Mobile : 0978.70.68.39

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Lập trình analog PLC Delta DVP10SX11R-T

Công ty Auto Vina kính gửi quý khách hàng bài viết hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP10SX11R điều khiển xuất tín hiệu analog thay đổi tần số biến tần ngõ vào 0~10VDC.
Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP10SX11R tích hợp tín hiệu analog vào ra
PLC Delta DVP10SX11R

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

KẾT NỐI PLC DVP32ES200T/R HMI DOP-B07S411


Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng bài viết tham khảo lập trình, thiết lập kết nối RS485 giữa màn hình cảm ứng 7 inch Delta HMI DOP-B07S411 vời series PLC DVP-ES2, model : DVP32ES200T, DVP32ES200R, DVP24ES200T, DVP24ES200R , ... và nhiều dòng khác tương tự.
PHẦN I. CÁC BƯỚC THAO TÁC THỰC HIỆN:

Bước 1: Cài đặt phần mềm DOPSoft để thiết kế giao diện màn hình HMI:
Link tải phần mềm: DOPSoft 2.00.04
Hình ảnh biểu tượng phần mềm DOPSoft trên máy tính sau khi cài đặt:

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Sử dụng hàm ngắt trong PLC Delta

TÀI LIỆU KỸ THUẬT | lập trình plc delta | sử dụng hàm ngắt trong plc delta


Chào các bạn ! Thời gian vừa qua tôi khá bận rộn nên chưa thể viết các bài mới để mọi người tham khảo và góp ý. Nhân cơ hội có người quan tâm tới việc sử dụng hàm ngắt trong chương trình PLC, tôi mạn phép viết một bài cơ bản nhất nhưng đầy đủ ý nghĩa cho việc sử dụng hàm ngắt.
1. Khái niệm về hàm ngắt : 
Hàm ngắt là một chương trình con nằm ngoài chương trình chính mà khi đạt điều kiện ngắt sẽ làm gián đoạn việc thực hiện lệnh trong chương trình chính để ưu tiên thực hiện lệnh trong hàm ngắt.
2. Các loại ngắt trong PLC Delta :
Một số loại thông dụng như:
Ngắt ngoài : Xảy ra do thay đổi trạng thái vật lý của ngõ vào.
Ngắt do Timer, Ngắt do HSC, Ngắt do truyền thông, ...
3. Hàm ngắt của PLC Delta DVP-SV / EH / EH2 :
Theo bảng bên dưới, hàm ngắt Interruption của PLC DVP-EH, DVP-EH2, DVP-SV Series có 6 hàm ngắt từ bên ngoài. X0~X5.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Lập trình PLC Delta với Timer

Lập trình PLC Delta với Timer - Cách sử dụng Timer đặt thời gian cố định hoặc thay đổi

1. Cách dùng timer tạo thời gian trễ cố định trong PLC :
- Ví dụ 1:
Yêu cầu lập trình tạo khoảng thời gian trễ 15 giây sau khi có tín hiệu ON từ ngõ vào X0 để xuất tín hiệu ON cho ngõ ra Y0:
Chương trình như sau :












K150 là giá trị thời gian, tính theo đơn vị 100ms. 150*100ms = 15s
Khi thực hiện, nếu X0 ON, Timer T0 sẽ bắt đầu đếm từ 0~150:















Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Một số vấn đề lập trình PLC Delta

1. Sử dụng một ngõ ra với 2 điều kiện dòng lệnh độc lập hoàn toàn. Khi đó trạng thái logic sẽ là phép và. Khi đạt đủ 2 điều kiện dòng lệnh, ngõ ra sẽ đạt điều kiện Out


2. Sử dụng cùng lúc lệnh SET và lệnh OUT. Khi đó lệnh OUT là điều kiện ưu tiên. Lệnh SET không có tác dụng.




Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Lập trình PLC Delta với Module Analog DVP06XA-S

TÀI LIỆU KỸ THUẬT | CÁCH lập trình kết nối PLC Delta với module analog DVP06XA

Mở đầu :
    Analog và Digital là hai từ trong thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành điện dùng để chỉ 2 loại tín hiệu điện trong kỹ thuật số là tín hiệu tương tự - liên tục và tín hiệu số - rời rạc.
Module Analog là một phần không thể thiếu trong kỹ thuật lập trình PLC, chúng ta sẽ đi vào với ví dụ sử dụng Module DVP06XA-S. Đây là Module có tích hợp sẵn 4 ngõ vào Analog và 2 ngõ ra Analog, ứng dụng cho các dòng PLC DVP-SS, SX, SA,SC, SV. Ngoài ra có tích hợp truyền thông Modbus RS485, có thể kết nối và sử dụng trực tiếp qua truyền thông mạng mà không cần với PLC Delta.

Lập trình kết nối sử dụng lệnh kết ghép nối Module :
1. Hình ảnh Module DVP06XA-S :
Module PLC Delta DVP06XA
2. Sơ đồ đấu nối :
Ngõ vào Analog :
Chú ý khi kết nối ngõ vào dòng điện, ngõ vào V+ và I+ phải nối chung với nhau.

Ngõ ra Analog :

3. Độ phân giải và thông số ngõ vào/ra :
Ngõ vào :

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Lập trình PLC Delta điều khiển Servo

Lập trình PLC Delta điều khiển Servo bằng lệnh phát xung - Ứng dụng PLC Delta, Servo Delta trong công nghiệp chế tạo máy.

Mở đầu: 
- Sau khi làm quen với PLC và Servo, lập trình viên có thể tìm hiểu thêm về điều khiển phát xung để điều khiển Servo ở chế độ điều khiển vị trí. Ứng dụng trong các máy cắt bao bì, máy đóng gói, máy phóng nguyên liệu, ...
- Với Servo, sẽ có tham số cho phép cài đặt hiệu chỉnh số xung / 1 vòng quay.
- PLC sẽ có lệnh phát xung với các tham số về tần số phát xung, số xung phát ra.
Vấn đề điều khiển:
- Cài đặt Servo ở chế độ điều khiển vị trí: khi đó với mỗi 1 vòng quay của Motor, bộ điều khiển - Drive của Servo sẽ quy thành số xung. Ví dụ là 160.000 xung/vòng quay. Điều này có nghĩa : PLC phát đủ 160.000 xung thì động cơ Servo sẽ quay được đúng 1 vòng. Ở bài viết này, tôi chưa đề cập tới độ phân giải tức là số xung của Encoder được gắn trên động cơ.
- Về tốc độ: tốc độ động cơ ở chế độ điều khiển vị trí sẽ được tính tương đương với tần số phát xung của PLC. Chúng ta có thể dựa vào tần số + số xung/ vòng để quy ngược lại thành tốc độ vòng/ phút của Motor, xem chi tiết cách tính bên dưới.
Vấn đề lập trình PLC:
Sau đây, phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina xin gửi tới quý khách và các bạn tham khảo phương pháp lập trình PLC phát xung điều khiển Servo:
- Lệnh điều khiển phát xung:
( Do bố cục blog, hình ảnh sẽ được thu nhỏ, nếu quý vị và các bạn cần tham khảo, xin vui lòng click lên hình ảnh để được xem với kích thước thực )

+ Trong hình trên: 
P1 là chương trình con P1 tên do người lập trình đặt là AC Servo
M1000 là bit luôn ON khi PLC RUN - dùng để tạo điều kiện đầu vào cho câu lệnh, tránh trường hợp vô điều kiện.
M13 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho phép thực hiện lệnh phát xung.
M10 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho phép chạy chế độ phát xung liên tục, không giới hạn số xung. ( Phát đủ xung, chương trình sẽ khởi tạo lại bit M10 để lệnh phát xung nhận lần tiếp theo ).
M1029 là bit Rơ le trạng thái trong chương trình và được PLC tự động ON khi lệnh phát xung phát đủ số xung đã yêu cầu ( Trong chế độ phát xung có giới hạn) và không ON khi chạy liên tục.
M12 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho chế độ tự động.

Ở ví dụ lập trình trên, chúng ta chỉ quan tâm tới lệnh phát xung và bit báo trạng thái phát xung hoàn thành.
+ Cách viết lệnh phát xung:
Trong cửa số soạn thảo chương trình theo dạng Ladder, người lập trình chỉ cần gõ trực tiếp câu lệnh : 
             DPLSY D500 D510 Y0



+ Với ví dụ này: 
  • Cấu trúc lệnh phát xung DPLSY bao gồm:
chữ D nghĩa là dạng Double, các thanh ghi dữ liệu được sử dụng sẽ ghép đôi trở thành thanh ghi lớn hơn.
Ví dụ trên: D500 là thanh ghi 16 bit với PLC Delta, khi dùng trong câu lệnh có Double sẽ được ghép chung với 1 thanh ghi phía sau là D501 trở thành thanh ghi 32 bit. Khi đó D501 và D500 sẽ trở thành 1 thanh ghi và được chia làm 2 phần chứa trong D501 và D500 dưới dạng byte thấp và byte cao.
  • Chữ PLSY là ký hiệu của lệnh phát xung vuông trong PLC với ngõ ra Y.
  • D500-D501 ( Double) : Là thanh ghi chứa giá trị của tần số phát xung, tính theo đơn vị Hz dạng số nguyên.
  • D510-D511 ( Double) : Là thanh ghi chứa số xung sẽ phát ra tại ngõ ra phát xung.
  • Y0 là địa chỉ của ngõ ra Y0, nơi mà xung sẽ được phát ra. Tùy theo loại PLC mà lựa chọn ngõ ra phát xung được quy định trong tài liệu.
  • M1029 là bít báo trạng thái của PLC: Khi M1029 ON, có nghĩa là lệnh phát xung ở ngõ ra Y0 đã phát đủ số xung trong thanh ghi D510-D511. 
  • Nếu D510-D511 = 0, khi đó PLC sẽ không hiểu theo nghĩa số xung phát ra = 0. PLC sẽ hiểu ngược lại là phát xung liên tục, không giới hạn. 
Chú ý: với mỗi loại PLC sẽ bị giới hạn tốc độ phát xung và số ngõ ra cho phép phát xung khác nhau. Người lập trình cần đọc kỹ tài liệu của PLC khi lựa chọn.
Tham khảo:
DVP14SS211T : phát xung 10kHz
DVP12SC11T : Phát xung 100kHz
DVP28SV11T : phát xung 200kHz
.....
Ngoài ra cần phải chú ý, với ngõ ra phát xung, PLC được chọn phải là dạng ngõ ra Transistor, tuyệt đối không phải Relay.

Khi nào thì lệnh phát xung có tác dụng ? 
Khi điều kiện lập trình đạt yêu cầu, xem hình ví dụ bên dưới:

Khi M111 ON, và giá trị D500 ( 16 bít, không phải Double 32 bit ) được đặt, lệnh phát xung sẽ có tác dụng, ngõ ra Y0 sẽ có một chuỗi xung vuông đến khi số xung phát ra bằng với thanh ghi D510. Và nếu D510 = 0 thì lệnh phát xung sẽ tạo ra một chuỗi xung liên tục đến khi bit M111 được OFF.
Ở đây tần số phát xung là D500 = 100Hz.

Làm sao để biết PLC đã phát xung hoàn thành, kết thúc:
Như đã nêu ở trên, bit M1029 sẽ báo trạng thái kết thúc lệnh phát xung khi số xung là 1 số khác 0 và bằng với giá trị lưu trong thanh ghi chứa số xung phát ra ( D510 ).
Lập trình viên có thể lập trình kiểm tra trạng thái của bit M1029 để xác nhận việc phát xung đã kết thúc.
Ví dụ khi lập trình máy cắt bao bì, với chiều dài túi tương đương với 5000 xung, chúng ta dùng lệnh trên và nạp giá trị phát xung là K5000 vào thanh ghi D510, tốc độ tùy theo yêu cầu và quy thành Hz nạp vào thanh ghi D500.
Khi nạp xong giá trị, Set ON bit M111, PLC sẽ thực hiện phát xung ở ngõ ra Y0, và khi phát đủ 5000 xung tương đương với chiều dài bao bì, Bit M1029 sẽ ON. Lúc này dùng logic lập trình để hủy phát xung <=> Set OFF M111, và thực hiện bước tiếp theo như ra lệnh cắt bao bì, thổi túi, ...

Cách lập trình tính toán chiều dài thực tế và quy thành chiều dài trên PLC
Chúng ta đã được biết, với ví dụ là tham số đặt số xung / vòng quay là 5000 xung. Đây là 1 điều kiện cần để tính toán chiều dài thực tế.
Sau khi có đầy đủ phần cơ khí, chúng ta cần tính thêm và phải đo thực tế hoặc tính toán thiết kế ngay từ ban đầu như sau: số mm / vòng quay của trục động cơ Servo. Tức là khi trục động cơ quay 1 vòng, phần dịch chuyển của máy di chuyển 1 chiều dài bao nhiêu? Giả sử là 25mm/ vòng quay.
Từ đó ta có công thức tính ứng với chiều dài dịch chuyển là 50cm <=> 500mm là :
            Số xung cần phát = ( chiều dài đặt ) / ( chiều dài / vòng quay  ) x ( số xung / vòng quay )
       => Số xung cần phát = 500 / 25 x 5000 = 100 000 xung.
Vậy chỉ cần viết lệnh phát đủ 100.000 xung thì động cơ sẽ quay và làm máy dịch chuyển 50cm.

Có một mẹo khi lập trình với số nguyên Int mà không muốn chuyển sang số thực Real là: thực hiện phép nhân trước và phép chia sau. Vì nếu thực hiện phép chia số nguyên, phần dư sẽ bị cắt bỏ. Khi đó càng về sau, sai số càng lớn.
Với việc đo thực tế, sẽ có sai số nhất định nhưng sẽ khiến việc thiết kế cơ khí không cần tính toán chi tiết tỷ số truyền của phần truyền động. Để lấy thêm độ chính xác, chúng ta có thể quy chiều dài ra giá trị nhỏ hơn. Sau kết quả thu được, chúng ta sẽ quy đổi về Cm hoặc mm tùy theo yêu cầu.

Cách lập trình tính toán tốc độ thực của Motor Servo theo tần số phát xung:
- Giả sử chúng ta phát xung với tần số 100Hz.
- Giả sử tốc độ định mức của động cơ là 3000 vòng/ phút, và tham số đặt số xung / vòng quay là 5000 xung/vòng quay.
=> Tính tốc độ động cơ tại tần số 100Hz ?
Cách tính như sau:
100Hz <=> 1 giây phát 100 xung => 1 phút phát số xung là : 100 x 60 = 6000 xung
=> số vòng quay / phút ở 100Hz là : 6000 / 5000 = 1.2 Vòng / Phút

Tại sao lại phải quan tâm tới tốc độ định mức của Motor khi thực hiện lệnh phát xung điều khiển ???
Giả sử với tốc độ 3000 vòng / phút, 5000 xung / vòng quay
=> số xung cần phát trong 1 phút là : 3000x5000 = 15.000.000 xung
=> số xung cần phát trong 1 giây là : 15.000.000 / 60 = 250.000 xung
=> Tần số phát xung để đạt tốc độ 3000 vòng/ phút là : 250.000 Hz = 250kHz
Vậy nếu chúng ta phát tần số > 250kHz, nghĩa là Drive sẽ nhận quá số xung định mức / giây => không điều khiển được, gây giật động cơ, có thể bị mất xung gây sai số về vị trí đã tính toán.

Tốc độ phát xung có ảnh hưởng gì tới lựa chọn PLC ???
Với mỗi loại PLC sẽ được thiết kế đặc biệt cho ngõ ra phát xung. Số lượng ngõ ra phát xung và tốc độ ( tần số ) ngõ ra tỷ lệ thuận với giá thành sản phẩm và hiệu quả của hệ thống.
Giả sử chúng tay chỉ cần phát 5kHz, khi đó chỉ cần lựa chọn PLC có tốc độ phát xung > 5kHz.
Ví dụ: DVP14SS211T : phát xung 10kHz
Hoặc nếu lựa chọn PLC phát xung tốc độ thấp khi cần tới tốc độ cao hơn sẽ không thể đáp ứng.
Nếu chúng ta  lập trình phát với tốc độ cao hơn tốc độ cho phép của PLC theo các cách tính ở trên, dẫn tới ngõ ra phát xung không đáp ứng được và có thể gây mất xung.

Sự khác nhau cơ bản giữa ngõ ra phát xung tốc độ cao và ngõ ra không phát xung hoặc tốc độ thấp ???
Ngõ ra phát xung được thiết kế bằng các linh kiện bán dẫn có tốc độ đóng cắt cao như Transistor trường ( Như Mos FET, ... )
Ngõ ra không có khả năng phát xung tốc độ cao như ngõ ra dạng Relay - do đáp ứng cơ cấu cơ khí chậm và tuổi thọ cơ khí khi đóng cắt nhanh là không cao gây lên việc không thể phát với tốc độ quá cao và không nên dùng để phát xung liên tục dù tốc độ thấp. Chu kỳ có thể là 1 hoặc nhiều hơn 1 giây nhưng vẫn gây giảm tuổi thọ đáng kể của Relay.
Ngõ ra không có khả năng phát xung tốc độ cao nhưng vẫn cho phép phát ở tốc độ thấp hơn bằng các lệnh tương tự, đó là ngõ ra dạng Transistor lưỡng cực BJT.
Các kiến thức về phần cứng - điện tử , các bạn vui lòng trao đổi trực tiếp hoặc tìm hiểu qua mạng và sách vở. 
Chú ý: 
Bài viết này có thể ứng dụng trong lập trình PLC Mitsubishi điều khiển Servo hoặc quý khách có thể tham khảo bài viết về lập trình PLC Mitsubishi điều khiển Servo MR-J2S.
Các bài viết cần dẫn nguồn tác giả, vui lòng tôn trọng bản quyền. Chúng tôi sẽ báo cáo với google nếu bài viết của các bạn không dẫn nguồn tác giả, sử dụng với mục đích quảng cáo riêng.
Biên soạn : Nguyễn Bá Quỳnh - CN Điện tử - tự động hóa.
Ngày 30/03/2013

Các bài viết được quan tâm nhiều nhất

Tab nội dung























Tài khoản Google

Tài khoản Facebook

Biến tần Delta :

       
                                     VFD-M Series                                     VFD-B Series
 
                                  VFD-EL Series                                     VFD-C2000 Series
 
VFD-E Series                                    VFD-F Series        
    
VFD-C200 Series                                      VFD-S Series
            
VFD-L Series                                VFD-CP2000 Series

dailybientandelta.com/ Page Rank PageRank Checker

Các bài viết mới

...

Các bình luận mới - người dùng Google

...